Số 18 (4280) Thứ Năm (4/5/2023) 11 Bạo lực mạng gây hậu quả khôn lường dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Theo các chuyên gia, mạng xã hội tuy ảo nhưng gây ra hậu quả rất thực. Những lời khích bác, chế giễu, nói xấu hay các clip trên mạng xã hội có tác động rất lớn đến tâm lý người trẻ tuổi do thời gian các em tiếp xúc với mạng xã hội ngày càng nhiều. Ths Tâm lý học Nguyễn Bích Liên (Trung tâm tư vấn cộng đồng TP HCM) cho biết, những vụ việc này chỉ là «phần nổi của tảng băng chìm». Bởi trên các trang mạng xã hội còn nhiều vụ việc bắt nạt, bêu xấu, nhục mạ người khác khiến nạn nhân suy sụp, khủng hoảng tâm lý… xảy ra hàng ngày và chưa cơ quan đoàn thể nào có thể thống kê. Chỉ khi xảy ra hậu quả đáng tiếc thì mới CÔNG NGHỆ SỐ Mùa nghỉ hè 2023, nhiều người thay vì đi du lịch cùng gia đình hay công ty thì lại chọn nghỉ ngơi tại nhà vì sợ chen lấn, lo ngại dịch bệnh. Có rất nhiều món đồ giải trí tại nhà cho cả gia đình hay nhóm bạn, dưới đây là một số gợi ý để bạn tham khảo. Xếp hình lego: Lego là một trò chơi không chỉ được trẻ em yêu thích mà ngay cả người lớn cũng bị cuốn hút. Thậm chí, nhiều người còn có thể bán những sản phẩm lego với giá hàng trăm nghìn đồng. Giá bán các bộ lego hiện nay đang dao động từ 50.000 - 199.000 đồng trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada. Lều trại trong nhà: Với mức giá chỉ từ 200.000-500.000 đồng, bạn đã có một bộ lều trại “siêu cute” để tạo ra một buổi camping thú vị ngay tại nhà cùng gia đình hay nhóm bạn. Những chiếc lều trại này có khung nhựa chắc chắn, dễ tháo lắp, thiết kế mái hình chóp cho không gian rộng rãi, thoáng mát. Đồng thời, bộ dụng cụ còn có đầy đủ phụ kiện trang trí như: Cờ, đèn dây… giúp buổi “cắm trại tại gia” trở nên thú vị hơn. Máy chiếu mini: Xem phim bằng máy chiếu tại nhà là hoạt động đang được yêu thích thời gian gần đây, đặc biệt là đối với các bạn trẻ và gia đình trẻ. Nhiều dòng máy chiếu mini đang sale “khủng” trên các trang thương mại điện tử, giá chỉ từ 2.000.000 đồng đã có thể sắm được một chiếc loại trung bình. DŨNG NGUYỄN giải trí tại nhà được ưa chuộng nhất hè 2023 Bạo lực mạng (Cyberbullying) là hình thức bắt nạt sử dụng các thiết bị điện tử gửi tin nhắn đe dọa hoặc bắt nạt người khác thông qua giao tiếp trực tuyến. Các thiết bị này bao gồm: điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn… Những lời đe dọa có thể đến với người bị bắt nạt qua mạng xã hội, các diễn đàn và thậm chí là tin nhắn cá nhân dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh. Bạo lực mạng gây hậu quả thật Mới đây nhất, câu chuyện nữ sinh lớp 10A15, chuyên ĐH Vinh (Nghệ An) đã tự kết thúc cuộc đời của mình khi em còn quá trẻ mà nguyên nhân có thể là do bị bạo lực học đường. Đáng nói hơn, nữ sinh này còn nghi bị cô lập, nói xấu trên nhóm mạng xã hội của lớp… khiến em suy sụp dẫn đến hành động dại dột. Một trường hợp khác từng xảy ra trước đó vào tháng 3/2021, một bệnh viện nhi lớn trên địa bàn TP HCM tiếp nhận cấp cứu bé gái 13 tuổi tên Na (tên nạn nhân đã thay đổi) uống thuốc trừ sâu tự tử. Cha bé chia sẻ, Na có hành động dại dột như trên do bị bạn bè tẩy chay, bắt nạt hội đồng trên mạng facebook. Bé từng ngất xỉu vì bị bạn bè chế giễu trên mạng xã hội trước khi có hành vi tự tử. Trước đó còn có các trường hợp khác, như vào tháng 3/2018, nữ sinh H.T.L (16 tuổi, ở Nghệ An) cũng quyên sinh sau khi một trang mạng đăng clip nữ sinh này và một nam sinh có hành vi “nhạy cảm”; Tháng 9/2016, nam sinh B.Q.H (lớp 8, trường THCS U Lâu, tỉnh Yên Bái) quyên sinh vì quá uất ức khi clip ghi lại hình ảnh bản thân bị đánh và phải quỳ xin lỗi người đánh mình bị đăng lên facebook; Tháng 6/2015, nữ sinh T (sinh năm 2000, tỉnh Đồng Nai) tự vẫn bằng thuốc diệt cỏ do bị bạn trai tung clip “nóng” lên mạng xã hội… Trên đây chỉ là số ít các trường hợp thống kê liên quan đến bạo lực mạng được nhiều người biết. Hiện nay, công nghệ lên ngôi, hầu như mỗi lớp ở các trường THCS, THPT đều có nhóm riêng trên mạng xã hội. Bên cạnh mặt tích cực như thông tin các hoạt động của lớp, chia sẻ việc học, các hội, nhóm cũng là nơi một số nhóm học sinh đàm tiếu, bàn luận hoặc xúc phạm bạn yếu thế hơn. Ngoài ra, các dòng trạng thái, bình luận công kích, xúc phạm quấy rối, đeo bám, loại bỏ, cô lập, trêu ghẹo… cũng xuất hiện nhan nhản trên các tài khoản mạng xã hội. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ bạo lực mạng, Ths Bích Liên chia sẻ. Làm sao để chấm dứt bạo lực mạng? Bà Nguyễn Thị Nga, Cục phó Trẻ em, đánh giá, trẻ tiếp xúc với môi trường mạng sớm, ngoài học hỏi được nhiều thứ cũng có thể gặp các mối nguy, như dễ bị bắt nạt, xâm hại, xem nội dung xấu, độc. Việt Nam đang thiếu các điều tra, phân tích số liệu trẻ em tham gia môi trường mạng để có những chính sách hợp lý và thời gian tới, các cơ quan quản lý cần sớm thực hiện những nghiên cứu, thống kê này. Nghị định 130 đã quy định các mức phạt hành vi liên quan đến xâm hại trẻ em, không cung cấp thông tin hoặc làm lộ bí mật đời tư của trẻ. Song theo bà Nga, cần hoàn thiện các quy định về bảo vệ trẻ em, đặc biệt trên môi trường mạng. Hiện chưa có quy định từ nghị định trở lên, Cục đang xây dựng quy trình xử lý xâm hại trẻ em trên môi trường mạng, dự kiến trong quý III sẽ hoàn thiện, lấy ý kiến để sớm ban hành. Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Lập – Đoàn Luật sư TP HCM cho biết, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/ NĐ-CP hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Trường hợp, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017.n THỤC ANH hông thể phủ nhận những lợi ích mà internet mang lại nhưng hậu quả nó gây ra cũng vô cùng nặng nề. Trong đó, bạo lực trên không gian mạng thường xuyên xuất hiện, trở thành vấn nạn chưa có hồi kết. K Theo UNESCO, bắt nạt qua mạng thường được thể hiện qua những hành vi sau đây: - Gửi thông điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email hoặc điện thoại di động của nạn nhân. - Phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm hoặc đe dọa qua mạng. - Lấy trộm thông tin cá nhân, ảnh/video riêng tư hoặc không đẹp của nạn nhân rồi tung ra thông điệp gây hại. - Giả danh nạn nhân trên mạng nhằm mục đích làm hại hay xúc phạm. - Nhắn tin gợi dục (mà chưa có sự đồng thuận) hoặc phát tán, lưu hành những hình ảnh hoặc tin nhắn khêu gợi tình dục của nạn nhân. Bạo hành ảo nhưng ảnh hưởng thực
RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==