Khoa học và Đời sống số 13-2023

Số 13 (4275) Thứ Năm (30/3/2023) Vào 21h35 ngày 24/3, bà Công Tôn Nữ Trí Huệ (hay còn gọi mệ Trí Huệ) qua đời tại nhà riêng ở xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh TT- Huế, hưởng thọ 101 tuổi. Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ (1922 - 2023) được mọi người biết đến là Công tôn nữ cuối cùng giữ gìn nghề truyền thống may gối tựa cung đình ở Huế. Bà biết may gối trái dựa, loại gối từng được các vua chúa, quan lại triều Nguyễn dùng để kê tay khi ngồi thưởng trà, ngâm thơ hay đàm đạo chính sự. Vào cung học may vá, thêu thùa Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ là cháu nội của Hoài Đức Quận Công Nguyễn Phúc Miên Lâm (con trai thứ 57 của vua Minh Mạng), người có công phò tá Vua Hàm Nghi và Thành Thái. Theo đó, bà là chắt nội của Vua Minh Mạng. Gia đình bà Trí Huệ xưa kia nổi tiếng với nghề bốc thuốc cứu người. Theo chia sẻ của người nhà bà Công Tôn Nữ Trí Huệ, lúc còn nhỏ, bà Trí Huệ ở nhà phụ làm thuốc Bắc với cha. Với xuất thân con cháu của hoàng tộc nên khi lớn lên, bà Trí Huệ được vào cung học may vá, thêu thùa như các Công tôn nữ khác. Bà Trí Huệ học nghề may vá làm gối trái dựa hầu hạ Hoàng Thái hậu Từ Cung ở phủ Kiên Thái Vương. Những chiếc gối do chính tay bà Trí Huệ làm ra rất được lòng Đức Từ Cung và Vua Bảo Đại. Vua Bảo Đại nhiều lần đặt bà Trí Huệ may loại gối này để làm quà. Gối trái dựa của Vua nổi tiếng đất Huế Theo nguyên tắc gối trái dựa của Vua dùng thường đủ 5 lá, có màu vàng, trên gối có thêu hình rồng, tượng trưng cho uy quyền. Gối của Hoàng Thái hậu và các quan phải đủ 4 lá, tùy theo màu ghế mà có thể chọn những màu sắc và hoa văn khác nhau cho phù hợp. Gối trái dựa mà bà Trí Huệ làm ra có thời gian là sản phẩm rất nổi tiếng ở Huế và được nhiều người mua sản phẩm của bà về làm kỷ niệm. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc, bà Trí Huệ tham gia giúp đỡ cách mạng. Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, bà kết hôn với ông Nguyễn Văn Lộc - Chủ hiệu thuốc tây Trung Việt (một cơ sở cách mạng tại Huế). Sau khi lập gia đình, vợ chồng bà Trí Huệ vừa kinh doanh vừa bí mật cung cấp thuốc men cho kháng chiến. Vào năm 1954, bà Trí Huệ về phục vụ ở phủ Kiên Thái Vương, giúp đỡ Hoàng Thái hậu Từ Cung (mẹ của Vua Bảo Đại) việc ăn uống, may vá. Bà được tiếp cận bí quyết may ra những chiếc gối trái dựa (loại gối có nhiều nếp có thể mở ra - gấp vào tùy ý thường được vua, quan sử dụng). Trong khoảng thời gian này, bà Trí Huệ dựa vào uy thế của Hoàng Thái hậu Từ Cung để che giấu, giúp đỡ nhiều cán bộ cách mạng nằm vùng. “Truyền nhân” là con dâu và cháu gái Năm 1992, gia đình bà Trí Huệ trở lại với công việc ruộng nương. Do cuộc sống gặp nhiều khó khăn nên bà làm thêm nghề may áo dài. Bà tận dụng những mảnh vải dư để may gối cho đỡ nhớ nghề vì khi ấy không còn nhiều người dùng gối tựa. Tâm nguyện của bà Trí Huệ là có thể truyền nghề làm gối trái dựa cung đình lại cho những ai muốn học để gìn giữ và phát huy nghề. Theo đó, bà nhận học trò đầu tiên là con dâu - chị Lê Thị Liền và sau đó là cháu gái. Ngay cả khi tuổi cao, bà Trí Huệ hàng ngày vẫn cần mẫn xâu chỉ, may gối. Bà từng chia sẻ dù công việc may gối tựa cung đình không mang lại thu nhập cao nhưng bà vẫn đam mê với nghề vì muốn con cháu học hỏi, lưu giữ nét nghề truyền thống cung đình. TÂM ANH (t/h) Vào năm 20122013, chùa Phổ Minh, chùa Keo, chùa Bút Tháp và chùa Dâu đã trở thành bốn ngôi chùa đầu tiên được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Bốn ngôi chùa cổ đặc biệt nhất Việt Nam Công Tôn Nữ Trí Huệ là chắt nội của Vua Minh Mạng; được biết đến là người cuối cùng giữ gìn nghề truyền thống may gối tựa cung đình ở Huế. THÂM CUNG BÍ SỬ CHÙA CỔ VIỆT NAM Công tôn nữ cuối cùng may gối tựa cung đình Huế Đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Dâm Đàm, Lãng Bạc là tên gọi khác của hồ nào ở Hà Nội? A.Hồ Hoàn Kiếm B.Hồ Tây C.Hồ Thiền Quang Đáp án đúng Quizz test số 12: A – 36 Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Thành phố này có diện tích tự nhiên 593 km², với 36 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất, diện tích 567 km², dài 49km. Cụm đảo nhỏ của cảng An Thới tách rời hẳn với phần mũi phía nam của đảo, bị ngăn cách bởi eo biển sâu hơn 60m Theo khách du lịch, thời điểm đẹp nhất để khám phá Phú Quốc là mùa khô, thường kéo dài từ tháng 9 đến khoảng tháng 3 (âm lịch). Vào thời gian này, thời tiết trên đảo ít mưa, nắng nhiều, biển trong xanh và êm, phù hợp có các hoạt động tham quan, lặn biển…n Chùa Phổ Minh Nằm ở địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, chùa Phổ Minh hay chùa Tháp là một trong những di tích quan trọng còn lại của một thời Hào khí Đông A. Theo biên niên sử, ngôi chùa cổ này được xây năm 1262 ở phía Tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Nhưng theo văn bia, chùa đã có từ thời Lý và được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều công trình có từ thời Trần. Kiến trúc thời nhà Trần quan trọng nhất còn được bảo tồn khá nguyên vẹn của chùa là tháp Phổ Minh, nằm trước tiền đường. Tháp cao khoảng 19m, gồm 14 tầng, đã được in hình trên tờ tiền mệnh giá 100 đồng phát hành năm 1991 của Việt Nam. Những dấu tích kiến trúc khác của đời Trần gồm đôi sấu đá trên thành bậc tam quan, đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường… Chùa Keo Nằm ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chùa Keo (tên chữ là Thần Quang tự) là một số ít những ngôi chùa cổ ở Việt Nam còn bảo tồn được hầu như nguyên vẹn kiến trúc xưa. Tương truyền, chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng từ năm 1061, tại hương Giao Thủy (có tên Nôm là Keo), phủ Hà Thanh. Do trận lụt năm 1611, chùa dời về vị trí hiện tại và được gọi là chùa Keo Thượng hay chùa Keo Thái Bình để phân biệt với chùa Keo Hạ hay chùa Keo Hành Thiện. Chùa được hoàn thành vào năm 1632, mang phong cách kiến trúc thời Lê do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu. Sau các lần trùng tu năm 1689, 1707, 1941… chùa vẫn giữ được những đường nét kiến trúc có từ khi mới khởi dựng. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, mà công trình đặc sắc nhất là tháp chuông. Tòa tháp này cao 11,04m, có 3 tầng mái, dựng hoàn toàn bằng gỗ, là một đại diện xuất sắc của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Chùa Bút Tháp Nằm ở thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa còn được biết đến với các tên gọi khác: chùa Nhạn Tháp, Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự. Theo sách Địa chí Hà Bắc (xuất bản năm 1982), chùa Bút Tháp có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Đến năm 1647, chùa hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc cho xây lại. Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay được giữ nguyên từ thời đó. Cũng như nhiều ngôi chùa cổ phía Bắc khác, chùa Bút Tháp được xây theo kiểu "nội công ngoại quốc". Điểm nhấn kiến trúc của ngôi chùa là tháp Báo Nghiêm. Tòa tháp trông như một cây bút gồm 5 tầng với chiều cao 13.05 mét. Trong chùa còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật, đáng chú ý là một hệ thống tượng tròn rất đặc sắc, trong đó có pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt hoàn thành năm 1656, được coi là một kiệt tác hàng đầu về nghệ thuật điêu khắc của người Việt xưa. Chùa Dâu Nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Theo các sử liệu, chùa được khởi công năm 187 và hoàn thành năm 226, là trung tâm Phật giáo đầu tiên của người Việt. Vào năm 1313 dưới triều vua Trần Anh Tông, chùa Dâu được Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi dày công tu bổ thành chùa 100 gian, tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp. Chùa tiếp tục được trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Ngày nay, chùa Dâu mang kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc” điển hình của các ngôi chùa cổ miền Bắc. Nét kiến trúc đặc sắc nhất của chùa Dâu là tòa tháp Hòa Phong nằm ở khoảng sân chùa sau tiền điện. Tháp xây bằng gạch nung già, vốn có 9 tầng nhưng nay chỉ còn ba tầng dưới. Về tín ngưỡng, nét đặc biệt của chùa Dâu là tục thờ Tứ pháp, gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Đây là một hệ thống thờ tự độc đáo mang đặc trưng của dòng thiền xứ Kinh Bắc cổ xưa.n QUỐC LÊ Bà Trí Huệ - Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế. ẢNH: VIETNAMNET Chùa Phổ Minh Chùa Bút Tháp Chùa Keo Chùa Dâu

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==