Khoa học và Đời sống số 11-2023

Số 11 (4273) Thứ Năm (16/3/2023) Đại bảo tháp kinh luân Drigung Kagyu Rinchen Khorchen Khorwe Go Gek làm bằng đồng tinh khiết, dát vàng 24k, cao 37,22m, đã xác lập kỷ lục Guinness thế giới. TRI THỨC NHÂN LOẠI 15 Đại bảo tháp kinh luân Lâm Đồng lập kỷ lục thế giới Nam Phương hoàng hậu là hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn rất nổi tiếng từ cuộc tình với vua Bảo Đại. Bà từng 3 lần giành vương miện Hoa hậu nhờ gương mặt kiều diễm khiến nhiều người ngưỡng mộ. THÂM CUNG BÍ SỬ CHÙA CỔ VIỆT NAM Hoàng hậu Việt Nam 3 lần giành vương miện Hoa hậu Ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam nằm ở đâu? A. Mũi Đại Lãnh Phú Yên B. Mũi Kê Gà Bình Thuận C. Đảo Lý Sơn Quảng Ngãi Đáp án đúng Quizz test số 10: B – Châu Thành Châu Thành được sử dụng để đặt tên cho 11 huyện ở các tỉnh An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang (có huyện Châu Thành và Châu Thành A), Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Tây Ninh. Trong lịch sử, “châu thành” là danh từ chung để gọi lỵ sở hay thủ phủ của tỉnh. Theo bài viết “Địa danh Châu Thành” đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (số 3/2009), sau khi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, tháng 6/1867, Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện. Lỵ sở của hạt gọi là châu thành, có chức năng như một trung tâm hành chính của hạt. Tỉnh Sài Gòn có các châu thành Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Giuộc...; tỉnh Mỹ Tho có các châu thành Mỹ Tho, Chợ Gạo, Cần Lố, Cai Lậy. Từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở Nam Kỳ.n Nam Phương hoàng hậu sinh năm 1914 tại Gò Công nay thuộc thị xã Gò Công (Tiền Giang), tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan; lớn lên trong gia đình trâm anh thế phiệt. Cha của bà là cụ Nguyễn Hữu Hào một người giàu có bậc nhất tại miền Nam. Mẹ của Nam Phương hoàng hậu là cụ Lê Thị Bình - con gái Lê Phát Đạt (một trong 4 người giàu nhất Việt Nam thời bấy giờ). Nguyễn Hữu Thị Lan cùng chị gái sống tại Sài Gòn cho đến năm 12 tuổi thì sang Pháp theo học tại ngôi trường nữ danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris. Sau 6 năm theo học bậc trung học, Nguyễn Hữu Thị Lan đậu tú tài toàn phần rồi trở về nước trên chuyến tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime vào năm 1932. Sau lần gặp đầu tiên năm 1932 khi mới từ Pháp trở về, vua Bảo Đại đem lòng yêu mến bởi nhan sắc và học thức của Nguyễn Hữu Thị Lan. “Cô Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê”, vua Bảo Đại viết trong cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam về vẻ đẹp của Nguyễn Hữu Thị Lan. Không chỉ vua Bảo Đại, nhan sắc của Nguyễn Hữu Thị Lan được nhiều người đánh giá cao. Bà gây ấn tượng với dáng người cao, mảnh khảnh, thanh thoát và có nét quý phái. Trước khi trở thành chính cung hoàng hậu của vua Bảo Đại, Nguyễn Hữu Thị Lan đã 3 lần giành được giải hoa hậu Đông Dương. Theo đó, danh tiếng của bà ngày càng được nhiều người biết đến. Điều này cho thấy nhan sắc tuyệt trần của Nam Phương hoàng hậu được ghi nhận trong các cuộc thi sắc đẹp. Vào thời điểm đó, hiếm có người phụ nữ nào vượt qua sắc đẹp diễm lệ của bà. Với xuất thân danh giá, học thức cao và nhan sắc hơn người, Nam Phương hoàng hậu trở thành “nàng thơ” của nhiều nhiếp ảnh gia trong nước cũng như quốc tế. Vì vậy, nhiều ảnh chụp về bà được lưu giữ đến ngày nay. T.ANH (T/H) Tên của Đại bảo tháp kinh luân “Drigung Kagyu Rinchen Khorchen Khorwe Go Gek” có nghĩa là bánh xe cầu nguyện giúp giải thoát mọi chúng sinh khỏi khổ đau luân hồi nếu như họ nhất tâm cầu nguyện và thực hành đúng đắn. Đại bảo tháp kinh luân Drigung Kagyu Rinchen Khorchen Khorwe Go Gek được làm bằng chất liệu đồng tinh khiết, dát vàng 24k, trọng lượng 200 tấn. Mặc dù có trọng lượng lớn như vậy nhưng Đại bảo tháp kinh luân vẫn có thể xoay quanh trục đứng nhờ vào những vòng bi. Nằm trong không gian văn hóa tâm linh Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat trên đỉnh những quả đồi cao thuộc thôn Cambute, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tổng thể kiến trúc của Samten Hills Dalat lấy cảm hứng từ văn hóa kiến trúc của các vùng đất lành quanh dải Himalayas (nóc nhà của thế giới), nơi vùng đất linh thiêng chữa lành mọi tâm hồn hữu duyên đặt chân tới. Đây là không gian thuần tịnh, an lành để những con người con Phật tìm về an trú trong tình yêu thương được lan tỏa. Đây là một quần thể được tạo tác bằng những thực hành mỹ thuật cổ xưa từ đôi bàn tay của những họa sư đến từ vùng đất Nepal - nơi đã sinh ra Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Điểm nhấn độc đáo nhất là quần thể công trình văn hóa Phật giáo được Đại lão hòa thượng Drubwang Sonam Jorfel Rinpoche - một vị tăng sỹ đến từ vùng đất Phật thanh tịnh Ladakh (Ấn Độ) cùng các họ trò của mình dày công kiến tạo. Tại các công trình kiến trúc này còn có những bức họa về thập phương chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Thánh tăng… cùng nhiều họa tiết, hình vẽ tinh xảo, mang ý nghĩa sâu xa, huyền bí. Đại bảo tháp Kinh luân trong quần thể văn hoá tâm linh Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat góp phần đưa hình ảnh của tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam ra thế giới. Đây là biểu tượng của tình hữu nghị, hoà bình, văn hoá ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, Đại bảo tháp kinh luân Drigung Kagyu Rinchen Khorchen Khorwe Go Gek trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tỉnh Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Box: Ngày 7/3, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng “Chứng nhận Không gian văn hóa tâm linh dành cho Không gian Phật giáo Kim cương thừa tại Samten Hills Dalat, Việt Nam”. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam ghi nhận hệ thống biểu tượng Phật giáo tại quần thể Samten Hills Dalat là một công trình độc đáo, giàu giá trị văn hóa và vô cùng hiếm có tại Việt Nam. “Việc trao Bằng chứng nhận của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam có ý nghĩa giới thiệu với cộng đồng những giá trị kiến trúc và tâm linh quý báu của không gian Phật giáo Kim Cương và mong muốn khuyến khích gìn giữ, bảo vệ và phát huy cho đời sau những di sản văn hóa có giá trị”, ông Trần Văn Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam phát biểu. TÂM ANH (T/H) Đại bảo tháp kinh luân Drigung Kagyu Rinchen Khorchen Khorwe Go Gek. NGUỒN: TTXVN/VIETNAM+

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==