Khoa học và Đời sống số 10-2023

Số 10 (4272) Thứ Năm (9/3/2023) 5 iêm họng, viêm thanh quản do nấm rất hay gặp bởi bụi khói công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn và thời tiết nồm ẩm. Nấm candida rất phổ biến, xuất hiện trong hệ vi sinh khoang miệng của nhiều người. Khi hệ miễn dịch suy yếu kết hợp với nồm ẩm, vi sinh vật và nấm mốc phát triển khiến cơ thể dễ bị nhiễm nấm khi hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm nấm. “Nấm thanh quản đặc biệt là thực quản trước đây là một bệnh hiếm, chủ yếu gặp ở người bị suy giảm miễn dịch, nhưng khá thường gặp do môi trường ô nhiễm và hệ miễn dịch suy giảm sau Covid-19”, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai Mũi họng TƯ cho biết. Tưởng ho kéo dài do Covid-19… nào ngờ nhiễm nấm vùng họng Bệnh nhân N.T.H, 45 tuổi (Hà Nội) khàn tiếng và ho kéo dài cả tháng trời, dùng đủ các loại kháng sinh cũng không khỏi, bệnh ngày càng nặng. Cứ tưởng ho kéo dài sau Covid-19 nên ai mách gì chị cũng làm theo. Đến khi mệt mỏi, khó thở nhiều chị H. nhập viện mới biết bị nấm thanh quản và đang lan xuống thực quản. Chị phải điều trị thuốc nấm và bơm thuốc trực tiếp vào thanh quản. Sau gần 1 tháng bệnh mới thuyên giảm. Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Khoa Tai mũi họng, BV Đại học Y Hà Nội, hầu họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở, nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài virus, vi khuẩn, vi sinh vật thì nguyên nhân viêm họng, viêm thanh quản do nấm cũng rất hay gặp bởi bụi khói công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn. Khi trời lạnh, nồm ẩm mọi người thường ở trong nhà đóng kín hết cửa nên rất dễ nhiễm nấm. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai miễn dịch làm giảm sức đề kháng của cơ thể….”, PGS.TS Dinh nhấn mạnh Không điều trị đúng gây nhiều biến chứng PGS.TS Dinh cho biết, nấm vùng họng dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác bởi biểu hiện lâm sàng nghèo nàn. Nấm thanh quản thường gây khàn tiếng, ho kéo dài… Khi nấm xâm nhập xuống thực quản có thể xuất hiện nuốt khó và nặng lên có thể xuất hiện nuốt đau. Bệnh nhân có thể có cảm giác nghẹn, đau dọc xương ức khi nuốt và nôn ra máu. Ngoài ra, có một số yếu tố ít gặp: sốt, sút cân, tiêu lỏng... Nhưng nhiều trường hợp bị bệnh mà không có triệu chứng gì cả. Khám miệng có thể thấy nấm miệng, tổn thương riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau thành từng mảng trắng ở niêm mạc miệng và họng, đặc biệt ở miệng và lưỡi. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh nhấn mạnh: Nấm thanh quản và nấm thực quản không quá nguy hiểm nếu điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên, nếu chủ quan để bệnh tự diễn biến trong thời gian dài, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như: hẹp thực quản, thủng thực quản, viêm loét thực quản, xuất huyết thực quản... V Mũi họng TƯ, loại nấm gây bệnh chủ yếu ở họng, miệng là nấm Candida albicans. Loại nấm này thường kí sinh ở miệng, họng, đường tiêu hóa khi gặp các yếu tố thuận lợi (nhất là khi sức đề kháng của niêm mạc họng suy giảm, hiện tượng trào ngược của dịch dạ dày lên họng làm chuyển pH họng từ môi trường kiềm sang môi trường acid), nấm Candida phát triển bất thường và gây bệnh. Ngoài ra, nấm họng còn do một số nguyên nhân khác như, vệ sinh răng miệng kém, mang răng giả thường xuyên; Người có hệ miễn dịch kém, thiếu máu. Cơ thể bị suy dinh dưỡng; Phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo… “Đặc biệt, tình trạng dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài diệt hết các vi khuẩn, phá vỡ thế cân bằng sinh thái tại chỗ, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Lạm dụng thuốc corticoid, thuốc ức chế Khi nấm Candida lan ra các cơ quan nội tạng, biến chứng bệnh sẽ phức tạp và nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp mắc bệnh được điều trị tốt đều hồi phục và không gặp biến chứng nào nghiêm trọng. Điều trị nấm thanh quản, thực quản chủ yếu sử dụng thuốc kháng nấm đường uống, nếu bị nấm nặng nguy cơ biến chứng sẽ cần truyền tĩnh mạch. Nếu thuốc kháng nấm này không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng nấm khác. “Thời gian sử dụng thuốc cũng như liều lượng thuốc kháng nấm với mỗi trường hợp là khác nhau. Hơn nữa thuốc gây độc trên gan, thận… do đó không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng theo đơn thuốc của người bệnh khác. Bệnh nhân khi có triệu chứng nên đi khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ”, PGS.TS Dinh khuyến cáo. Ngoài điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thực phẩm ngọt, nước uống ngọt có gas hoặc đồ uống có cồn. Nếu điều trị không tốt, người bệnh tự ý dừng thuốc khi triệu chứng bệnh giảm, bệnh dễ tái phát, thậm chí nấm lan sâu vào nội tạng, miệng, họng gây bệnh nặng hơn ở những lần sau. Nấm hoạt động mạnh khi hệ miễn dịch suy giảm nên bệnh nhân cũng cần điều trị tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe thông qua lối sống và sinh hoạt lành mạnh.n THUÝ NGA Để chẩn đoán nhiễm nấm thực quản và tình trạng nhiễm nấm ở giai đoạn nào, phương pháp chủ yếu là nội soi thực quản. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị nội soi có gắn camera nhỏ ở đầu, đưa qua khoang miệng vào thực quản để theo dõi hình ảnh chi tiết bên trong thực quản. SỨC KHỎE MỚI Mắc nấm thanh, thực quản kéo dài… biến chứng khó ngờ Dưới đây là địa chỉ các bệnh viện được đánh giá khám và điều trị tai mũi họng tốt ở Hà Nội và TP HCM. Tại Hà Nội Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Khoa Tai mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai, Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội. Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y hà Nội, Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhi TƯ, 18/879 Đ. La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Xanh Pôn, Số 12 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Tại TP HCM Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Khu A , Cổng số 1 - 201B Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5. 2. Phòng khám Đa khoa Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Số 461 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10. 3. Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Gia An 115, Số 05, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân. 4. Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Quốc tế City, Số 3 Đường Số 17A, Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân. 5. Khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, Số 88, Đường số 8, Khu dân cư Trung Sơn, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh. 6. Trung tâm Tai mũi họng, Bệnh viện Tâm Anh, Số 2B Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình. NHẬT HÀ Địa chỉ khám tai mũi họng uy tín ở Hà Nội và TP HCM QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Đối tượng dễ nhiễm nấm vùng họng: Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai nhưng nguy cơ cao ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch như: Người lớn tuổi (trên 55 tuổi); Phụ nữ mang thai; Trẻ nhỏ; Người bị trào ngược dạ dày thực quản; Người bị suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, mắc bệnh tiểu đường, suy tuyến thượng thận, dùng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh, sau phẫu thuật hoặc chiếu xạ vùng cổ điều trị ung thư; Người lạm dụng dùng chất kích thích, thức ăn cay nóng, nhiều gia vị...

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==