Khoa học và Đời sống số 10-2023

Số 10 (4272) Thứ Năm (9/3/2023) 18 l HỎI: Em làm hồ sơ tuyển sinh và đã đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành truyền thông và đỗ xét tuyển nhưng nay em muốn thay đổi nguyện vọng sang ngành khác. Xin hỏi, em có thể đổi và đăng ký nguyện vọng lại như thế nào? Nguyễn Thị An (Hà Nội) - Trả lời: Việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo là khâu rất quan trọng trong xét tuyển, thí sinh cần hết sức lưu ý. Năm ngoái nhiều thí sinh rớt oan do không biết rõ cách thức điều chỉnh nguyện vọng. Năm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký nguyện vọng trước khi các Sở GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT. Vì theo lịch của Bộ GD&ĐT, thí sinh thi tốt nghiệp THPT từ ngày 27 – 29/6. Sau khi thi, phải ít nhất 2 tuần, các Sở GD&ĐT mới công bố điểm thi, tức phải từ giữa tháng 7 thí sinh mới biết điểm. Tuy nhiên, sau khi thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT công bố đáp án, thí sinh sẽ cơ bản dự tính được điểm số đạt được để đăng ký nguyện vọng. Nếu kết quả thực tế có vênh so với dự tính thì thí sinh vẫn còn thời gian để điều chỉnh nguyện vọng. Thời gian đăng ký nguyện vọng từ ngày 5 - 25/7. Tất cả thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Từ ngày 26/7 đến 17h00 ngày 5/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến. Trường hợp bạn đã trúng tuyển sớm bằng hình thức xét tuyển (trúng tuyển có điều kiện), bạn vẫn bắt buộc phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển lại trên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng tất cả các phương thức xét tuyển khác. Dựa trên kết quả xét tuyển và dự báo điểm thi nếu đã trúng tuyển sớm vào ngành mình yêu thích thì phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của bộ với nguyện vọng 1 là ngành đó, sau đó tới các nguyện vọng 2,3… Cần lưu ý tránh tình trạng năm ngoái nhiều bạn nhận được thông báo trúng tuyển bằng học bạ do các trường gửi nhưng không đăng ký nguyện vọng lại trên hệ thống nên rớt đại học. PGS.TS NGUYỄN THU THỦY (Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH) Bảo hiểm lương hưu rút một lần có gì mới? l HỎI: Tôi đang có ý định “nghỉ hưu sớm” và rút bảo hiểm 1 lần nhưng nghe nói Nhà nước có quy định mới về vấn đề này. Xin hỏi cụ thể như thế nào? Nguyễn Thị Phương (Hà Nội) - Trả lời: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa trình Chính phủ Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, trong đó có quy định về rút bảo hiểm 1 lần. Theo đó, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) nêu ra 2 phương án. Phương án 1: Giữ nguyên quy định hiện hành. Cụ thể, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, người lao động sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, những người này sẽ mất quyền lợi về lâu dài là lương hưu do có thể không tích lũy đủ 20 năm để hưởng hưu trí. Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu. Như vậy, với phương án này, người lao động chỉ được rút tối đa không quá 50% tiền bảo hiểm xã hội một lần nếu chưa đủ tuổi hưu. Phần còn lại sẽ được bảo lưu và người lao động sẽ nhận lại khi đủ tuổi nghỉ hưu. Việc này giúp người lao động có một khoản chi tiêu khi hết độ tuổi lao động, tránh tạo gánh nặng lên hệ thống an sinh xã hội. ThS.LS TRẦN KIM THỌ (Giám đốc Công ty Luật Phụng sự Công lý) Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2023: Điều cần biết đăng ký nguyện vọng 1 và 2 ALO CHUYÊN GIA BẠN ĐỌC Chương trình giao lưu văn hóa Kimono – Aodai Fashion Show diễn ra vào ngày 4-3 tại khách sạn InterContinental Hanoi Westlake mang lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem Kimono – Aodai Fashion Show là hoạt động đầu tiên chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023), do tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận Be-Japon, phối hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tập đoàn BRG đồng tổ chức. Đây là sự kiện đầu tiên tại châu Á của Be-Japon sau hơn 20 năm làm cầu nối đưa văn hóa Nhật Bản đến gần hơn với đông đảo bạn bè quốc tế qua các chương trình trình diễn kimono tại châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Sự kiện được tài trợ bởi Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank), Khách sạn InterContinental Hanoi Westlake và Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu. Hơn 30 bộ áo kimono và áo dài đã được nhà thiết kế tài hoa Kobayashi Eiko giới thiệu với khán giả của chương trình, kết hợp cùng với âm nhạc cổ truyền và nghệ thuật trang điểm truyền thống của Nhật Bản. Cùng thưởng thức những sắc màu văn hóa ấn tượng tại Kimono – Aodai Fashion Show THÔNG TIN DOANH NGHIỆP Bà Mori Mosaka, Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản, phát biểu khai mạc buổi trình diễn. Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, phát biểu tại sự kiện. Nghệ sĩ Miwa Naito trình diễn đàn koto 25 dây của Nhật Bản. Điểm nhấn của chương trình là bộ lễ phục truyền thống 12 lớp Junihitoe, là bộ lễ phục thường được mặc tại các sự kiện của giới quý tộc hay trong cung đình thời xưa. Ngày nay, Junihitoe được sử dụng như trang phục của hoàng hậu trong đại lễ đăng cơ của Nhật hoàng, hoặc lễ thành hôn của các thành viên nữ trong hoàng gia. Phân cảnh “Ánh sáng vượt thời đại” trình diễn áo khoác Haori làm bằng vải lanh có tuổi đời hơn 100 năm và khăn vải organdy với hình ảnh chim phượng hoàng, mang ý nghĩa lưu giữ những ký ức thời gian.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==