Khoa học và Đời sống số 10-2023

Số 10 (4272) Thứ Năm (9/3/2023) 11 CÔNG NGHỆ SỐ cá nhân được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội… để tạo ra một kịch bản lừa đảo. Khi nạn nhân cẩn thận sẽ gọi điện thoại hoặc video để kiểm tra thì chúng sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa. Theo các chuyên gia về công nghệ, phương thức của các đối tượng này thường là tìm kiếm thu thập thông tin cá nhân được đăng tải công khai trên Intel dần bắt kịp AMD khi cùng đạt mức 9% trên tổng thị phần card đồ họa chơi game. Trong nhiều thập kỷ, thị trường card đồ họa dành cho PC dường như chỉ là một cuộc đua song mã giữa AMD (trước đây là ATI) và Nvidia. Tuy nhiên, màn gia nhập thị trường vào năm 2022 của Intel – ông lớn trong mảng CPU – đã làm thay đổi cuộc chơi. Ra mắt với loạt GPU Arc, Intel đã đạt được thành tựu khá đáng kể khi cán mốc 9% doanh số GPU bán ra cho PC vào cuối năm 2022, theo một báo cáo mới đây về thị phần thị trường card đồ họa của công ty nghiên cứu thị trường Peddie Research. Cụ thể, theo ước tính của Jon Peddie Research, ba nhà cung cấp card đồ họa rời — AMD, Intel và Nvidia — đã xuất xưởng tổng cộng 13 triệu GPU cho PC, laptop trong quý 4 năm 2022. Đây là mức giảm lớn so với mốc 26 triệu GPU do các công ty này xuất xưởng trong quý 4/2021. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi nhu cầu về PC đã suy giảm trong quý 4 năm ngoái. Vì Intel không trực tiếp bán card đồ họa Arc nên cần lưu ý rằng các con số của Jon Peddie Research là số lượng GPU xuất xưởng chứ không phải doanh số bán hàng. Vì nếu tính theo cách GPU được chuyển đến nhà bán lẻ rồi mới bán ra, cũng như thực tế là không phải tất cả GPU được giao hàng đều nhất thiết phải được bán, thì Intel có lẽ đã đạt mức 5% từ cuối năm 2021. Nhưng việc Intel đã cố gắng để bắt kịp AMD bằng những lô hàng card đồ họa Arc vốn gặp nhiều bất ổn từ khi ra mắt cũng đang khiến ‘team đỏ’ phải dè chừng. Dù sao đi nữa, sẽ rất thú vị để xem trận chiến giữa ba ông lớn này diễn ra như thế nào trong vài năm tới. THỤC ANH (TH) Vừa gia nhập thị trường Card đồ họa, Intel bắt kịp AMD Trí tuệ nhân tạo (AI) là chủ đề công nghệ được quan tâm nhất hiện nay. Sau màn ra mắt đình đám của ChatGPT, Microsoft và Google là những ông lớn công nghệ theo sau, với phiên bản Bing tích hợp AI và chatbot Bard hoàn toàn mới. Deepfake là gì? Thuật ngữ “Deepfake” là sự kết hợp giữa “deep learning” và “fake”. Công nghệ này được xây dựng trên nền tảng machine learning mã nguồn mở của Google. Deepfake sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất với video riêng biệt nhờ AI và thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật. Càng có nhiều hình ảnh gốc thì AI càng có nhiều dữ liệu để học. Deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video với độ chân thực đến kinh ngạc. Hiện nay Deepfake đang trở thành nỗi ám ảnh khi trở thành “bóng ma” trong thế giới Internet được dùng để lừa đảo, thao túng thị trường. Tại sao Deepfake có thể giả giọng, mặt người thân để lừa đảo? Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội hiện đã cảnh giác với chiêu trò lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng chiêu lừa đảo tinh vi hơn để vay tiền thông qua hình thức giả cuộc gọi video. Những giọng nói tạo lập bởi AI càng tăng tính chuyên nghiệp và nguy hiểm của chiêu trò này. Đây chính là mặt tối của các AI tạo sinh khi chúng có thể tạo văn bản, hình ảnh hay âm thanh dựa trên bộ dữ liệu được cung cấp trước. Các phần mềm tạo giọng nói hoạt động bằng cách phân tích những đặc trưng trong giọng nói của một người như độ tuổi, giới tính, ngữ điệu, sau đó tìm kiếm trong kho dữ liệu khổng lồ một giọng nói tương tự và dự đoán các mẫu hội thoại cần tạo ra. Do đó, chúng có thể tái tạo cao độ, âm sắc của một người và tạo ra một giọng nói hoàn chỉnh y hệt bản gốc. Kho dữ liệu này thường là những đoạn âm thanh từ YouTube, TikTok, Instagram, Facebook hay các podcast, video quảng cáo… Theo các chuyên gia về công nghệ, phương thức của các đối tượng này thường là tìm kiếm thu thập thông tin các tài khoản mạng xã hội… để tạo ra một kịch bản lừa đảo. Khi nạn nhân cẩn thận sẽ gọi điện thoại hoặc video để kiểm tra thì chúng sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa. Cơ quan chức năng nhiều lần đưa ra cảnh báo với người dân cần đặc biệt cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo tinh vi này. Khi có ai đó đề nghị mượn tiền, người dân cần thận trọng xác minh xem đó có phải là bạn bè, người thân của mình hay không. Công an các địa phương liên tục đưa ra những khuyến cáo với người dân, khi nhận bất kỳ tin nhắn vay mượn tiền thông qua mạng xã hội, người dân cần điện thoại trực tiếp cho người thân để xác minh. Trường hợp nghi vấn đối tượng giả mạo người thân trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý kịp thời. THỤC ANH (TH) Số liệu về doanh số GPU được xuất xưởng từ Q4/2021 đến Q4/2022 của AMD, Intel và Nvidia. Ảnh: Jon Peddie Research Cảnh báo hình thức lừa đảo bằng Deepfake để giả giọng, mặt người thân. Mạng xã hội lan truyền chiêu trò gọi video giả và giả giọng người thân để lừa đảo - được gọi là Deepfake. Kẻ gian nhờ công nghệ AI giúp Deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video, với độ chân thực đến kinh ngạc. Rộ chiêu trò lừa đảo bằng

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==