Khoa học và Đời sống số 9-2023

Số 9 (4271) Thứ Năm (2/3/2023) 8 goài sự nỗ lực không ngừng, vượt mọi khó khăn để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, ngành Y tế rất cần sự chia sẻ của các cấp, các ngành và đồng cảm của Nhân dân... SỨC KHỎE MỚI Đó là phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong chuyến thăm và chúc mừng đội ngũ thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhân dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2. Chủ tịch Vương Đình Huệ chia sẻ: “Nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”. Trong những năm gần đây, ngành y đã không ngừng được củng cố, mở rộng, phát triển, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho cán bộ, bộ đội và nhân dân; công tác khám, chữa bệnh đạt được nhiều kết quả đáng tự hào. Trong 3 nămvừa qua, dù phải đối mặt với dịch COVID-19, ngành y tế gặp nhiều khó khăn, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ. Nhưng công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành, nguy hiểm mới nổi được kiểm soát có hiệu quả... Bằng sự nỗ lực và quyết tâm, ngành y tế Việt Nam đã không ngừng phát triển và được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế. Chỉ số bao phủ dịch vụ y tế của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á và toàn cầu. Việt Nam cũng đã sản xuất được hầu hết các loại vắc xin (11/12 loại vắc xin tiêm chủng); làm chủ các công nghệ và kỹ thuật quan trọng trong sàng lọc, phát hiện tác nhân gây bệnh dịch nguy hiểm (sởi, sốt xuất huyết, SARS, cúm A,…). Việt Nam là quốc gia có số liều vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng nhiều và tỷ lệ bao phủ văcxin cao và tốc độ tiêm nhanh trên thế giới. Nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, chuyên sâu lần đầu tiên được triển khai thành công ở Việt Nam như: Ghép tế bào gốc trong điều trị ung thư, ghép bàn tay từ người hiến sống đầu tiên trên thế giới; sử dụng rô-bốt trong phẫu thuật... Việt Nam đã làm chủ các kỹ thuật ghép tạng và ghép được 6/6 tạng chủ yếu; làm chủ các công nghệ phẫu thuật nội soi và can thiệp tim mạch với chi phí giảm từ ½ - 1/3 lần... NHẬT HÀ Nhân lực ngành y cần được sử dụng, đãi ngộ đặc biệt Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Trong thời gian tới ngành Y tế cần tập trung xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế, phát triển bền vững”, để làm được điều này cần có những giải pháp đột phá. Tập trung vào từng mục tiêu cụ thể Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, năm 2023 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó đoán định, vì thế để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, ngành y tế đã và đang triển khai nhiều giải pháp quan trọng, trong đó tiếp tục tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, thể chế kịp thời, đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác y tế. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các cơ chế đặc thù của ngành Y. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phân công, phân cấp, phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực cán bộ thực thi và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 và các Bài học sau những thăng trầm Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, năm 2022, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, biến cố, nhưng toàn ngành Y tế đã nỗ lực, đoàn kết quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Với những kết quả đạt được, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Thứ nhất, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; kịp thời thể chế hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ thành các chương trình, kế hoạch hành động có tính phù hợp, khả thi đối với Ngành, cơ quan, tổ chức; tập trung tổ chức việc học tập, quán triệt tới các tập thể, cá nhân trong toàn Ngành, đồng thời tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện. Thứ hai, tập trung công tác xây dựng văn bản pháp luật, hoàn thiện thể chế để tạo hành lang pháp lý an toàn, vững chắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi. Chủ động, liên tục rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Thứ ba, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước và chuyên môn; khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh. Thứ tư, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị; coi trọng sơ kết, đánh giá thực tiễn, kịp thời rút kinh nghiệm gắn với nâng cao năng lực phân tích, đánh giá, dự báo, cảnh báo, nắm chắc tình hình, kịp thời ứng phó, xử lý hiệu quả những vấn đề phát sinh. Thứ năm, đẩy mạnh thông tin, truyền thông chính sách; huy động hiệu quả mọi nguồn lực trong nước, ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế.n THÚY NGA Độtphácácgiải pháp đểhoàn thànhmục tiêu nội dung y tế trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh, không để dịch chồng dịch… Cùng với đó, tập trung triển khai thực hiện Đề án xây dựng phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới. Đẩy mạnh quản lý sức khỏe toàn dân… Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thực hiện có hiệu quả Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030… Trong năm 2023, ngành Y tế cũng tập trung các giải pháp để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc. Tăng cường quản lý giá thuốc, đảm bảo thị trường dược phẩm được duy trì bình ổn, đáp ứng đủ thuốc, vắc xin cho nhu cầu N NGÀNH Y TẾ: “Với vai trò là người đứng đầu ngành Y tế, thời gian qua tôi phần nào thấu hiểu những vất vả, hy sinh của đội ngũ thầy thuốc ngày đêm hết lòng vì người bệnh. Hơn lúc nào hết, lúc này ngành Y tế rất cần sự chia sẻ của các cấp, các ngành và đồng cảm của Nhân dân để từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong giai đoạn này”. Bộ trưởng ĐÀO HỒNG LAN Chặng đường vừa qua, ngành Y tế đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19, cán bộ, công nhân viên chức ngành y tế đã luôn là lực lượng tiên phong, đoàn kết, vững vàng vượt qua gian nan, lấy người bệnh là trên hết và sẵn sàng dấn thân khi người bệnh cần, Tổ quốc cần. phòng và điều trị của người dân. Phát huy hiệu quả cao nhất của đấu thầu tập trung, đàm phán giá góp phần giảm chi phí thuốc… Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Trung tâm ghép tạng

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==