Khoa học và Đời sống số 9-2023

Số 9 (4271) Thứ Năm (2/3/2023) 5 heo tìm hiểu của Khoa học và Đời sống, một bộ phận giới trẻ và dân văn phòng hiện nay có xu hướng tin theo lời mách bảo của các KOLs mạng xã hội, tự thực hiện rửa ruột thanh lọc cơ thể, mà không biết việc làm này tác hại khôn lường tới sức khỏe. SỨC KHỎE MỚI Rửa ruột thanh lọc cơ thể… nguy cơ vỡ đại tràng Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, ba trường hợp tử vong được báo cáo trong y văn dường như có liên quan đến thải độc đại tràng bằng cà phê. Trường Y thuộc Đại học Harvard nói, làm sạch ruột bằng cách thụt tháo sẽ gây nguy cơ mất nước, mất cân bằng điện giải, suy giảm chức năng ruột và phá vỡ hệ vi khuẩn đường ruột… Theo BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, việc súc rửa đường ruột cẩn thận lợi bất cập hại. “Tôi đã chứng kiến bệnh nhân táo bón thụt tháo không đúng cách, bị ngộ độc, nhiễm độc rồi tử vong”, BS Trần Văn Phúc cảnh báo. Trả giá đắt vì tự tẩy rửa đường ruột Theo khảo sát của Khoa học và Đời sống, nhiều người lo sợ phân đọng trong đường ruột lâu ngày gây bệnh nên đã thực hiện tẩy rửa. Việc này khiến nhiều người đã phải trả giá đắt cho sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. Bệnh nhân nữ 60 tuổi vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng trong tình trạng sốc nhiễm trùng - nhiễm độc nặng, bụng trướng căng.... Nguyên nhân được xác định bị vỡ đại tràng Sigma từ việc thực hiện thủ thuật thụt tháo đại tràng tại nhà… Theo BS Phúc, nếu không có chỉ định của bác sĩ, việc tự ý tẩy ruột hoặc thụt tháo sẽ có hại cho sức khỏe. Từ góc độ sinh y học, đường ruột của con người thực chất là một môi trường cân bằng nội môi của vi sinh vật bao gồm các hệ thực vật khác nhau, trong đó quá trình phân hủy và tiêu hóa của vi sinh vật diễn ra rất quan trọng. Nếu không có bệnh, việc súc rửa đại tràng sẽ phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột con người, khiến vi khuẩn có hại hoặc mầm bệnh cơ hội sinh sôi với số lượng lớn, ức chế cạnh tranh sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi, từ đó dẫn Bằng kinh nghiệm áp dụng cho nhiều bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa thực hiện hiệu quả, BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn chỉ cách làm sạch dạ dày, ruột non và đại tràng... bằng uống nước muối chanh như sau. Buổi tối hôm trước ăn khoai lang thay cơm, có thể ăn nhiều một chút, hạn chế ăn thịt cá. Sáng dậy chưa ăn gì, hoà muối vào nước ấm, vị đậm một chút, uống liền một lúc 3 cốc đầy, tức là khoảng hơn 500ml, có thể vắt thêm vài quả chanh hoặc chỉ nước muối không. Khoảng tiếng rưỡi sau bắt đầu quặn bụng từng cơn thì đi ngoài. Mất khoảng 5-10 phút ngồi toilet. Lúc đầu ra phân bình thường, sau đó phân toé nước ào ra như suối chảy khoảng 3 lần, bụng thấy nhẹ bẫng và xẹp xuống, cả ngày cơ thể thấy khoan khoái nhẹ nhàng, tinh thần vui vẻ phấn chấn. Cứ uống như vậy mỗi buổi sáng, sau vài ngày, tối đa là 1 tuần cảm thấy đi ngoài dễ dàng, cơ thể nhẹ nhõm, bụng xẹp gọn xuống thì dừng. Lưu ý: Không uống quá 2 tuần và không tẩy ruột thường xuyên. BS NGUYỄN VĂN PHÚC (Bệnh viện Xanh Pôn) Tẩy ruột đơn giản bằng chanh, muối QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT là biện pháp truyền các chất lỏng vào trong đại tràng qua hậu môn. Thụt tháo đại tràng chủ yếu để nội soi chẩn đoán, chụp Xquang hoặc táo bón không thể khắc phục.... Trả lời câu hỏi, tẩy sạch ruột có tránh được ung thư đường tiêu hóa không? BS Trần Văn Phúc cho biết, thực quản hay ung thư 1/3 dưới vì trào ngược, dạ dày từ khi có kháng sinh diệt vi khuẩn HP tỉ lệ ung thư đã giảm đi trông thấy, hành tá tràng không bị ung thư, ruột non cực kì hiếm. Đến nay ung thư đa số xảy ra ở ruột già chứa phân. Ngay tại ruột già, thì trực tràng và đại tràng Sigma chứa phân chuẩn bị tống ra sẽ gặp nhiều ung thư nhất, sau đó mới đến những chỗ uốn gấp dễ bị ứ đọng như đại tràng góc gan, góc lách, manh tràng. T đến các bệnh đường ruột xuất hiện. BS Phúc phân tích tẩy ruột là biện pháp làm sạch dạ dày, ruột non và đại tràng bằng đường uống. Tẩy ruột giúp làm sạch toàn bộ đường tiêu hoá, bao gồm dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng và trực tràng...được chỉ định thực hiện trước khi phẫu thuật, khám bệnh nhân tắc đường tiêu hoá, nội soi đại tràng.... Còn chưa thấy có báo cáo lợi ích khác về tẩy ruột. Ngược lại với tẩy ruột là uống vào đường miệng, thụt tháo đại tràng Ung thư là hậu quả của nhiều yếu tố, như môi trường, di truyền và thói quen sinh hoạt cá nhân. Chưa có nghiên cứu nào khẳng định phân là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư đại tràng”, BS Phúc cho hay. Làm sạch ruột theo cách tự nhiên Cơ thể con người là một hệ thống sinh học phức tạp và cân bằng, theo BS Phúc, cách làm sạch ruột tốt nhất là hãy để tự cân bằng như sau: Thức ăn: Chế độ ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là súp lơ, cải bó xôi. Ăn nhiều trái cây, đặc biệt chanh, cam, bưởi. Bổ sung đầy đủ vitamin. Ăn ngũ cốc nguyên cám, khoai tây, khoai lang. Nước đóng vai trò cực kì quan trọng, vừa giúp bài trừ độc tố, vừa làm mềm phân để tránh táo bón. Trao đổi chất: Trao đổi chất là hoạt động bên trong liên tục, không ngừng biến thức ăn thành năng lượng, giúp mọi cơ quan hoạt động. Nếu quá trình trao đổi chất chậm lại, thức ăn chậm chuyển hoá gây ứ đọng, tích tụ trong lòng ruột và đại tràng sẽ gây độc. BS Phúc cho biết thêm, chậm trao đổi chất chính là “tự sát chậm”. 5 nguyên nhân cơ bản dẫn tới chậm trao đổi chất gồm: Thiếu ngủ: Dẫn đến mệt mỏi, cơ bắp không nhận đủ oxy, vận động cũng sẽ giảm đi, cả hai đều dẫn đến giảm quá trình trao đổi chất. Ngồi cố định trong 20 phút: Ngồi một chỗ, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ nghỉ ngơi, trao đổi chất cũng vì thế mà giảm theo. Thay đổi đồng hồ sinh học: Ví dụ đêm thức ngày ngủ, lệch múi giờ làm cho các tế bào không còn hoạt động bình thường, đặc biệt kênh canxi đóng vai trò chuyển hoá chất béo cũng bị ảnh hưởng. Lười vận động: Không làm việc chân tay, ít vận động, ít tập thể dục sẽ dẫn đến trao đổi chất giảm. Uống rượu nhiều: Khi cơ thể thực hiện chức năng trao đổi chất, rượu là thứ bị đốt cháy đầu tiên, nếu uống nhiều rượu thì các thức ăn khác sẽ ít chuyển hoá, dẫn tới giảm trao đổi chất và ứ đọng thức ăn trong đường ruột.n THUÝ NGA Chăm sóc bệnh nhân vỡ đại tràng sau mổ tại bệnh viện. “Cơ chế sinh ung thư đại trực tràng hiện nay đã được sáng tỏ qua cơ chế gene sinh ung thư. Quá trình sinh ung thư đại trực tràng trải qua nhiều giai đoạn, liên quan đến tổn thương nhiều gene ung thư do tác động của các yếu tố gây ung thư như: dinh dưỡng, các tổn thương tiền ung thư, gene di truyền…” GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==