Khoa học và Đời sống số 7-2023

Số 7 (4269) Thứ Năm (16/2/2023) 9 Dưới đây là những lời khuyên về chăm sóc da phòng tránh bệnh của bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương: Sử dụng các sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng hơn bằng cách chọn sử dụng một sản phẩm có khả năng làm sạch nhưng vẫn giữ lại được độ ẩm cần thiết để bảo vệ và chăm sóc da tốt hơn. Với da khô, ngoài việc tập trung vào các loại sữa rửa mặt chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm thì tần suất rửa mặt cũng có thể được điều chỉnh xuống 1 lần/ ngày (buổi tối) nếu quá nhạy cảm. Tẩy tế bào chết ít hơn: Tần suất tẩy tế bào chết có thể được giảm xuống vì lúc này da dễ nhạy cảm hơn. Có thể tẩy da chết 1 lần/tuần để tăng tốc độ tái tế bào đồng thời tạo điều kiện cho các sản phẩm hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, vì tẩy tế bào chết vật lý có thể khiến da bị tổn thương nên có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học. Sử dụng dưỡng ẩm phù hợp với từng loại da, vị trí cơ thể, thời điểm: Dưỡng ẩm dạng mỡ có hiệu quả dưỡng ẩm hơn dạng cream và dạng lotion. Tuy nhiên, dạng mỡ gây cảm giác khó chịu, dính và nhờn. Dưỡng ẩm dạng mỡ nên bôi vào buổi tối, dạng cream hoặc dạng lotion vào ban ngày. Khi tổn thương khô nhiều nên dùng dạng mỡ. Với tổn thương ở mặt nếu thuộc loại da nhờn hay có mụn trứng cá thì không nên dùng các loại dưỡng ẩm có khả năng gây mụn (hay dùng là glycerin). Với tổn thương khô da nhiều ở bàn tay, bàn chân thì nên sử dụng dưỡng ẩm có ure. Cách bôi dưỡng ẩm: Bôi dày, ít nhất 2 lần/ngày, nên bôi ngay sau tắm hay rửa mặt 5 phút. Có thể phối hợp với các phương pháp điện di, siêu âm dẫn thuốc, mesotherapy để tăng cường tạo ẩm cho da, giúp làn da khỏe mạnh, hồng hào. Đặc biệt, không quên sử dụng chống nắng đầy đủ, đúng cách; chú ý uống đủ nước, ăn rau xanh, hoa quả, tập luyện thể dục đều đặn. Lưu ý, khi đã có triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa. Không nên mặc quần áo quá chật, bằng vải len, sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da. Nên cắt ngắn móng tay để tránh gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Không tắm nước lá, nước quá nóng, xà phòng. Không tự ý điều trị tránh làm nặng bệnh. BSCKII. ĐẶNG BÍCH DIỆP (Trưởng Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Da liễu Trung ương) Thựcphẩm bảovệ sức khỏe TralyVitamins bị thuhồi Mới đây, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM nhận được Quyết định số 11/QĐ-THSP ngày 03/02/2023 của Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An về việc thu hồi sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với san phâm thưc phâm bao vê sưc khoe Traly Vitamins. Theo đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Traly Vitamins vi phạm có số lô: 090522, NSX: 06/5/2022, HSD: 06/05/2025. Sản xuất và đăng ký bản công bố thuộc Công ty Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Trang Ly (Số 05-G19, Tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP. Hà Nội). Mẫu lấy tại Công ty CP Dược phẩm và VTYT Thành An (Số 28, kênh Hồng Bảng, khối Quang Trung, TP.Vinh, Nghệ An). Lý do thu hồi là lô sản phẩm nói trên thuộc Công ty TNHH Thương Mại dược phẩm Trang Ly sản xuất là sản phẩm thực phẩm không phù hợp tiêu chuẩn đã công bố. Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho ngươi tiêu dùng, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm có thông tin như nêu trên, trường hợp phát hiện sản phẩm này lưu hành trên thị trường đề nghị thông báo cho Cục ATTT để xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quảng cáo, sản phẩm thực phẩm Traly Vitamins có công dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng, giúp ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn ngay cả trong điều kiện thường xuyên ít tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng tự nhiên. HÀ TRANG SỨC KHỎE MỚI Cách phòng bệnh da liễu khi thời tiết thay đổi QUÉT QRCODE ĐỌC CHI TIẾT Trong một tuyên bố chung mới đây, 5 nước Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy đã và đang hợp tác soạn thảo đề xuất Liên minh châu Âu cấm các loại hóa chất vĩnh cửu. Theo đó, các loại hóa chất vĩnh cửu (PFAS) hiện được sử dụng trong hàng nghìn sản phẩm, trong đó có máy bay, ô tô, hàng dệt may, thiết bị y tế và cối xay gió, chảo chống dính... nhằm tăng khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt cao của các sản phẩm. Theo thời gian, các chất gây ô nhiễm tích tụ trong môi trường, ngấm vào đất, nước ngầm, sông, hồ và thoát ra không khí, do các quá trình công nghiệp và từ các hố chôn rác. 10.000 loại hóa chất được 5 nước châu Âu đề xuất cấm sử dụng, những hóa chất này có khả năng gây hại cho môi trường và sức khỏe của con người như suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn nội tiết tố, ung thư. Đáng chú ý là chúng có thể tồn tại lâu trong đất, nước và không khí bất chấp nhiệt độ khắc nghiệt hay hiện tượng ăn mòn. Theo thống kê của 5 quốc gia châu Âu, năm 2020 có từ 140.000 tấn - 310.000 tấn hóa chất vĩnh cửu được bán ra tại thị trường châu Âu, khiến châu lục này phải chi 52-84 tỷ euro mỗi năm để điều trị y tế cho những người tiếp xúc với hóa chất. Dự kiến Liên minh châu Âu có thể thông qua và áp dụng lệnh cấm từ năm 2026 hoặc 2027. Các nhà máy công nghiệp sẽ có từ 18 tháng - 12 năm để tìm phương án thay thế. Nếu được thông qua, quy định cấm các loại hóa chất vĩnh cửu là một trong những lệnh cấm lớn nhất với các loại hóa chất tại châu Âu. Các sáng kiến hạn chế sử dụng hóa chất vĩnh cửu cũng được thúc đẩy ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ, bởi điều này tạo ra các sản phẩm và quy trình an toàn hơn cho con người. MINH THƯ Hoáchất vĩnhcửubị EUđưavàodiệncấmlàgì? Thời tiết thay đổi từ nồm ẩm sang lạnh khô sẽ khiến phát sinh nhiều bệnh về da như ngứa do lạnh, chàm (hay viêm da cơ địa), mày đay, vảy nến, biết cách chăm sóc da sẽ phòng ngừa được các bệnh lý này.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==