Khoa học và Đời sống số 7-2023

Số 7 (4269) Thứ Năm (16/2/2023) 23 ĐỜI SỐNG XANH NGỌC TUẤN TÒA SOẠN: KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG ẤN PHẨM CỦA BÁO TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG TRỤ SỞ: 53 NGUYỄN DU, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI VĂN PHÒNG GIAO DỊCH: 70 TRẦN HƯNG ĐẠO, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI TỔNG ĐÀI: (024) 6.2732677; EMAIL: baotrithuccuocsong@gmail.com VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI TPHCM: Số 224 Điện Biên Phủ (tầng 5), Phường Võ Thị Sáu, Quận 3 TỔNG ĐÀI: 0913145116. EMAIL: baokhoahocdoisonghcm@gmail.com PHÓ TỔNG BIÊN TẬP PHỤ TRÁCH: NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: NGUYỄN DANH CHÂU CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP: TSKH PHAN XUÂN DŨNG CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM Đ ẶT MU A B Á O VÀ Q U Ả N G C Á O : TẠ I HÀ NỘ I : ( 0 2 4 ) 6 . 2 7 3 2 6 7 9 - TẠ I T PHCM: ( 0 2 8 ) 3 . 8 2 9 2 2 8 0 TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - QUẢNG CÁO VÀ PHÁT HÀNH: (024) 6.2732623 GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 536 - GP-BTTTT NGÀY 19/11/2020 IN TẠI: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN IN QUÂN ĐỘI I TRÌNH BÀY: DUY TUẤN Hoa ban là loài hoa đặc trưng của đại ngàn Tây Bắc. Tuy nhiên, không biết từ bao giờ, hoa ban đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với người dân Hà Nội. Trong thời tiết se lạnh của những ngày cuối tháng 2, những cơn mưa phùn và tiết trời nồm ẩm không ngăn được bước chân du khách tìm đến những hàng hoa ban khoe sắc. Nhiều thiếu nữ diện áo dài duyên dáng để chụp ảnh trong khung cảnh mang đậm sắc màu của núi rừng Tây Bắc giữa lòng Thủ đô. Không phải một loài hoa có nguồn gốc ở Hà Nội, nhưng hoa ban vẫn làm người ta thêm yêu mảnh đất này nhiều hơn, chỉ vì những ngóng đợi, những niềm vui nho nhỏ khi đi trên đường bắt gặp một mùa hoa ban. Người Hà Nội đã quen với vẻ đẹp nao lòng của hoa ban, những bông hoa phơn phớt tím của núi rừng đã mang đến cho Thủ đô vẻ đẹp lãng mạn, dịu dàng trong những ngày đầu xuân. Mỗi một mùa hoa, Hà Nội như khoác cho mình một chiếc áo rất riêng. Với hoa ban, đó là chút lãng mạn, nhẹ nhàng của những ngày đầu xuân khiến cho sự náo nhiệt, tấp nập và xô bồ của phố phường Hà Nội như lắng lại. Nụ hoa ban bừng tỉnh sau một mùa đông dài, khi những ánh nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá. Nhiều người ví von, hoa ban đúng là món quà vô giá của mùa xuân. Ai đi qua những con phố này cũng phải ngỡ ngàng vì vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết của những nhành hoa ban. Vào tiết lập xuân, khi hoa ban gọi nhau khoe sắc, khoe cái màu tím phơn kìm nén sự rung động trước vẻ đẹp của hoa ban. Chị Đặng Hà Vy (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: «Mỗi dịp xuân về, vào mùa ban nở, trên đường đi làm về, tôi lại tranh thủ đi qua đoạn đường này để được ngắm hoa ban. Trước vẻ đẹp tinh khôi của núi rừng Tây Bắc giữa lòng Hà Nội, dường như ai cũng muốn được ngắm nhìn và lưu giữ những bức ảnh đẹp cho riêng mình». Không chỉ đường Bắc Sơn, ở đường Điện Biên Phủ, Thanh Niên, Nguyễn Du (men theo bờ hồ Thiền Quang) hay ngay hồ Hoàn Kiếm cũng được tô điểm bởi sắc tím của hoa ban. Khác với sự nhẹ nhàng, phớt tím của hoa ban ở đường Bắc Sơn, hoa ban bên hồ Hoàn Kiếm mang sắc tím đậm đà hơn. Những cánh hoa mỏng manh, biếc tím dịu dàng đem lại cho người ngắm hoa những xúc cảm đặc biệt. Hoa ban là loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thủy. Truyền thuyết của người Thái kể rằng: “Thuở ấy, ở vùng Tây Bắc có một chàng trai tên là Khum đem lòng yêu cô gái tên Ban. Khum vừa giỏi làm nương, lại có tài săn bắn. Ban thì khéo tay dệt vải, lại có giọng hát làm mê đắm lòng người. Thế nhưng, cha nàng Ban chê Khum nghèo nên đã đem gả nàng cho con trai nhà tạo mường, vốn là một thanh niên lười nhác, lại có tật gù lưng. Mặc cho cô gái hết lời van xin, người cha vẫn không từ bỏ ý định, ông đã bàn bạc cùng với nhà tạo mường sửa soạn làm lễ cưới cho hai người. Trong bước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum gặp chàng để cầu cứu. Chẳng may, khi đến nhà Khum thì được tin chàng đã theo cha đi mua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình buộc vào nơi cầu thang nhà người rồi bươn bả đi tìm chàng. Nàng đi hết núi này, rừng khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng nào có nghe thấy. Cuối cùng kiệt sức, nàng ngã gục sau khi vượt qua một dãy núi cao. Nơi nàng nằm xuống sau đó mọc lên một loài cây ra hoa trắng muốt vào mùa xuân. Chẳng bao lâu, loài hoa ấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc. Dân Mường gọi là hoa ban và coi đó là loài hoa tượng trưng cho tình yêu chung thủy. Về phần Khum, sau khi về đến nhà, thấy chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầu thang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm nàng. Chàng đi mãi hết mường này, bản khác mà vẫn không thấy bóng người yêu. Cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống, hóa thành con chim sống lẻ loi. Cứ đến mùa xuân, khi hoa ban nở, chim lại cất tiếng gọi bạn tình da diết». Từ đó, mỗi khi xuân về, hoa ban nở trắng núi rừng, trai gái Tây Bắc lại rủ nhau đi hội chơi núi, ca hát, múa xòe và bày tỏ tình yêu đôi lứa. Hoa ban được coi như một dấu hiệu của mùa xuân. Bởi vậy, mỗi khi hoa ban nở, mọi người lại náo nức đi chụp những bộ hình đẹp nhất cùng hoa.n phớt, mỏng manh rất đỗi dịu dàng, trên tuyến phố Bắc Sơn – Hoàng Diệu lại nhộn nhịp người đến ngắm hoa và chụp hình. Người đi đường cũng không thể Sắc xuân Tây Bắc trong lòngHàNội Những tán lá dần đổi màu từ xanh sang vàng ươm. Trên vỉa hè dọc tuyến phố, thảm lá vàng phủ kín khiến khung cảnh nơi đây càng trở nên thơ mộng, lãng mạn.

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==