Khoa học và Đời sống số 7-2023

Số 7 (4269) Thứ Năm (16/2/2023) 18 l HỎI: Tôi phát hiện ung thư tuyến giáp thể nhú nhưng bác sĩ lại chưa chỉ định mổ mà chỉ tái khám theo dõi. Tôi rất lo lắng liệu hoãn mổ có khiến u tiến triển và di căn? Nguyễn Thị Phượng (Hà Nội) - Trả lời: Ung thư tuyến giáp thể nhú (PTC) là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất và cũng có tiên lượng tốt nhất. Những nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều bệnh nhân vi ung thư tuyến giáp thể nhú (≤ 1cm) có thể chỉ cần theo dõi mà không cần mổ. Một nghiên cứu trên 871 bệnh nhân PTC có nguy cơ tái phát từ trung bình đến cao (tức là có chỉ định mổ rõ ràng), đã được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và điều trị iốt phóng xạ (RAI) tại 3 bệnh viện ở Trung Quốc. Khoảng thời gian trung bình từ khi chẩn đoán đến khi được phẫu thuật PTC là 2 tháng (từ 1 - 87 tháng). Các bệnh nhân được chia thành 3 nhóm theo thời gian phẫu thuật: Nhóm A < 6 tháng (624 bệnh nhân chiếm 71,6%), nhóm bệnh nhân từ 6-11 tháng (123 bệnh nhân chiếm 14,1%), hoặc nhóm C ≥ 12 tháng (124 bệnh nhân chiếm 14,2%). Đánh giá sau điều trị 1 năm thấy lần lượt 64,7%, 71,5% và 66,1% bệnh nhân ở các nhóm A, B và C đáp ứng rất tốt với điều trị (P = 0,27), tức là không còn dấu hiệu về lâm sàng, hình ảnh hay sinh hóa của ung thư tuyến giáp. Thời điểm phẫu thuật dường như không ảnh hưởng đến kết quả điều trị ở các nhóm bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy cơ từ trung bình đến cao, và ở các giai đoạn khối u (T = Tumor). Kết quả này không thay đổi khi so sánh ảnh hưởng của thời điểm phẫu thuật trên các nhóm nhỏ hơn được chia theo liều iốt phóng xạ: 654 bệnh nhân điều trị liều trung bình ≤ 3,7 GBq và 217 bệnh nhân điều trị liều cao 5,5 GBq. Từ những kết quả trên, các tác giả nhận định bước đầu, thời điểm phẫu thuật dường như không ảnh hưởng đến kết quả bệnh ngắn hạn ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy cơ từ trung bình đến cao. TS.BS NGUYỄN QUANG BẢY (Trưởng Khoa Nội tiết – Đái Tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai) Trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt thế nào? l HỎI: Người nhà tôi có lệnh gọi nhập ngũ nhưng hiện tại người đó bỏ đi làm ăn xa gia đình không liên lạc được. Hiện tại ban chỉ huy quân sự xã đã tiến hành phát quân trang và lập biên bản đề nghị. Xin hỏi, việc trốn tránh lệnh gọi nhập ngũ thì bị phạt như thế nào? Nguyễn Văn Thành (Nghệ An) - Trả lời: Trốn nghĩa vụ quân sự là hành vi lẩn tránh của người/công dân có nghĩa vụ tham gia nhập ngũ khi đến độ tuổi nhập ngũ đã được gọi đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự nhưng không chấp hành, không tham gia, bỏ đi khỏi địa phương... Đối với trường hợp trốn tránh lệnh gọi nhập ngũ hiện nay sẽ bị xử phạt hành chính và nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể theo các trường hợp sau: Mức xử phạt hành chính: Căn cứ theo điều 7, Nghị định 120/2013/NĐ-CP có quy định: Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ. 1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu đã bị xử phạt hành chính rồi mà vẫn trốn tránh không tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 332, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau: 1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Phạm tội trong thời chiến; Lôi kéo người khác phạm tội. Luật sư LÊ MINH TRƯỜNG (Công ty Luật TNHH Minh Khuê) Hoãn mổ ung thư tuyến giáp thể nhú, liệu có di căn? ALO CHUYÊN GIA BẠN ĐỌC Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử ngày càng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến là nơi tham quan, hành hương lý tưởng mỗi dịp tết đến – xuân về. Núi Yên Tử nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Theo lịch sử, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập, còn sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là "con đường hoằng dương Phật pháp" của Ngài. Không gian văn hóa - Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử với những giá trị đặc sắc của khu du lịch văn hóa tâm linh, ngày càng thu hút đông đảo du khách thập phương tìm đến. Mỗi dịp tết đến xuân về, du khách lại nô nức đến đây tham quan, chiêm bái cầu an. Một số sự kiện văn hóa ở Tây Yên Tử hấp dẫn không riêng gì người Việt mà còn du khách nước ngoài. Theo thống kế, hàng năm có đến gần 1 triệu lượt khách nội địa và gần 5.000 du khách nước ngoài tìm đến khám phá. Tham gia vào hành trình đến với Tây Yên Tử, du khách có thể trải nghiệm1 tour du lịch tâm linhđi theo con đường bộ hành hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông qua các điểm chùa, tháp dọc sườn Tây Yên Tử. Bạn sẽ được đến cổ tự Vĩnh Nghiêm vãn cảnh, tìm hiểu bộ mộc bản độc nhất vô nhị được bảo quản hàng trăm năm qua đã trở thành Di sản tư liệu thế giới, rồi qua đền Suối Mỡ (Lục Nam), lên chùa Hạ, chùa Thượng, chùa Đồng, chiêm bái tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử… Tây Yên Tử hiện nay đã được quy hoạch với quymô 136ha, không chỉ gồm hệ thống các chùa mà còn có đa dạng khu chức năng phục vụ du khách như: khu đón tiếp và điều hành; khu trung tâm văn hóa lịch sử với những công trình độc đáo và hấp dẫn: Long môn quan, công viên Phật giáo thế giới, sa bàn con đường hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông; khu nghỉ dưỡng sinh thái tiêu chuẩn từ 2-5 sao; trung tâm tâm linh và khu vực cáp treo ga đến chùa Thượng. Dưới đây là những danh lam- thắng cảnh không thể bỏ qua khi đặt chân đến chốn linh thiêng Tây Yên Tử: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử THÔNG TINDOANHNGHIỆP Tây Yên Tử trong dịp lễ hội đầu năm 2023 Dừng chân tại Tây Yên Tử, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng lung linh, huyền ảo về đêm (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023) Đặt chân tới Tây Yên tử, du khách sẽ được tham quan và tìm hiểu về 10 tượng đá kể về 10 giai đoạn cuộc đời của Phật Hoàng Trần Nhân Tông được đặt trong khu đi bộ vãn cảnh. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023) Hay chụp ảnh, check in với cây cầu vô cực độc đáo. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023) Du khách có thể dễ dàng di chuyển lên Chùa Thượng bằng đường cáp treo. Chùa Thượng được coi là điểm đến cuối cùng của núi Yên Tử. Đây là nơi thiền lý tưởng nhất của các phật tử. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)

RkJQdWJsaXNoZXIy MTYzNTY5OA==